Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp - Điện thoại: 0277.3871588
Cỡ chữ
► Giới thiệu sáchVăn học nghệ thuậtMẹ đã đi chợ về

Mẹ đã đi chợ về

Mẹ đã đi chợ về

Thông tin tài liệu

Tác giả: Lê Minh Quốc
Nhà xuất bản: Trẻ
Năm xuất bản: 2018
Môn loại: Văn học nghệ thuật
Format: 251tr., 21cm
Xem trực tuyến: Click vào đây

Nội dung

Gia đình là cái nôi nuôi lớn mỗi chúng ta, là cái noi nuôi lớn mỗi người. Đã có không ít câu thơ, lời văn, điệu nhạc thể hiện tình cảm gia đình với biết bao điều tươi đẹp và thiêng liêng.

Một trong số đó có thể kể đến là quyển sách “Mẹ đã đi chợ về” của tác giả Lê Minh Quốc. Quyển sách là những trang viết về bốn người thân ruột thịt của chính tác giả: cha, me, anh và chị. Tình cảm được trải dài theo những dòng ký ức tươi đẹp. Sách do nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2018.

Tuy viết về gia đình mình, nhưng thông qua quyển sách của Lê Minh Quốc giúp khái quát lên “nếp nhà” chung của người Việt từng được diễn đạt qua văn chương xưa nay.

Như chính chia sẻ của tác giả “Viết về cha, với nhiều người là điều khó khăn; trong khi viết về mẹ dễ dàng hơn nhiều”, tác giả dành nhiều trang viết về mẹ hơn, suốt từ trang 29 đến trang 225 của quyển sách. Tuy nhiên, đọng lại trong quyển sách, mọi tình cảm trong gia đình đều được thể hiện một cách sâu lắng và thiêng liêng.

Người cha được tác giả ví như “một bóng cây xanh”. Bóng cây ấy là nơi trú ẩn bình yên và an toàn nhất, nơi đẩy lùi tai ương của số phận. Tác giả thường đặt câu hỏi cảm thán trong khi viết về cha “Tình cảm ấy, làm sao xóa đi trong ký ức?” đủ để người đọc cảm nhận được hình bóng, lòng tin yêu của mỗi đứa con dành cho cha của mình. Những bài thơ “Nếp nhà”, “Còn cha gót đỏ như son” chính là những lời thơ ngọt ngào mà tác giả dành cho cha của mình, cũng là tình cảm của tất cả những người con dành tặng cho người cha kính yêu của mình.

Người mẹ, trong tác phẩm được thể hiện qua dạt dào những trang viết. Trong dòng cảm xúc của tác giả, hình ảnh người mẹ gắn với những hình ảnh như: “Mẹ - hạt gạo kỳ diệu”, “Mẹ ơi, bữa cơm gai đình”, “Món ăn mẹ nấu” hay “Mẹ tôi ngồi khâu áo”... tác giả còn viết rất nhiều bài thơ viết về mẹ của mình:

“Mẹ dậy từ sáng tinh sương

Mưa rơi nặng hạt con thương vô cùng

Trong chăn con nghĩ mông lung

Mai sau xa cách vẫy vùng với ai”

Với dung lượng 251 trang, ngoài những những trang văn, những bài thơ về cha, về mẹ còn là những lời văn, câu thơ viết về anh và chị của tác giả. Đó là, một tình yêu mãnh liệt, một xúc động tràn bờ đối với những cảm tình thiêng liêng, vô cùng đặc biệt ấy.

Cũng qua những trang viết và hình ảnh những người thân của tác giả, với giọng văn, hình ảnh mộc mạc, chân thành, giàu cảm xúc, ngòi bút sắc bén, bền bỉ, chạm đến từng ngõ ngách trong tâm hồn người đọc. Bằng hình ảnh nỗi nhớ mà tác giả vẽ nên, bạn đọc có thể thấy hình ảnh của bà mình, mẹ mình trong đó, bởi các bà mẹ Việt Nam đều có chung một gương mặt, có chung một cuộc đời.

Quyển sách giúp vun đắp tình yêu thương, quý trọng đối với những người thân yêu trong gia đình. Thiết nghĩ sẽ rất cần thiết đối với mỗi chúng ta, bởi lẽ, không có thứ tình cảm nào có thể thay thế tình thân. Sách hiện đang được phục vụ tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp, thân mời các bạn cùng tìm đọc.

Phòng đọc: KEVV19.4639

Phòng mượn: HDVV19.580-581

Kim Ngân

Thư viện tỉnh Đồng Tháp
Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3871588; Email: dongthaplibrary@thuviendongthap.com
Địa chỉ trang tin: http://www.thuviendongthap.vn hoặc http://www.thuviendongthap.com
Trang chủ | Liên hệ
 
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT, cấp ngày 08/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp.